Rối Loạn Tiền Đình - Bệnh Không Của Riêng Ai

Rối Loạn Tiền Đình - Bệnh Không Của Riêng Ai

Rối Loạn Tiền Đình - Bệnh Không Của Riêng Ai

Rối Loạn Tiền Đình - Bệnh Không Của Riêng Ai

Rối Loạn Tiền Đình - Bệnh Không Của Riêng Ai

RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH – BỆNH KHÔNG CỦA RIÊNG AI

 

Rối loạn tiền đình là một tình trạng  phổ biến ở nhiều độ tuổi. Bệnh sẽ vô cùng nguy hiểm nếu đi kèm các bệnh lý như thiếu máu não, huyết áp cao hay bệnh tiểu đường. Vì vậy phát hiện và điều trị kịp thời sẽ giúp bệnh nhân giảm thiểu rủi ro về sức khỏe. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây.

 

1. Thế nào là rối loạn tiền đình?

Hệ thống tiền đình có chức năng giúp cho cơ thể giữ thăng bằng trong không gian và liên quan đến phản xạ về tư thế. Khi bạn có chuyển động đầu hoặc cơ thể thì hệ thống tiền đình giúp cơ thể nhận biết đang chuyển động và có những phản xạ phù hợp.

Chính vì hệ thống tiền đình có liên quan đến việc giữ thăng bằng và nhận biết sự di chuyển của cơ thể nên khi có vấn đề xảy ra trong bộ phận tiền đình sẽ xuất hiện những cảm giác chủ quan như nhà cửa, bàn ghế quay tròn, lật nhào trong khi cơ thể vẫn đứng yên. Ngoài ra tình trạng này sẽ kèm theo nhiều triệu chứng khác mà bạn cần quan tâm.

 

Triệu chứng thường gặp của Rối loạn tiền đính

 

2. Triệu chứng rối loạn tiền đình là gì?

Khi bị rối loạn tiền đình, người bệnh thường gặp các triệu chứng chính, bao gồm:

  • Chóng mặt: chóng mặt do rối loạn tiền đình có những đặc thù riêng bạn cần phân biệt rõ như cảm giác xoày tròn, lật nhào, đổ nghiêng của môi trường xung quanh.
  • Nếu bạn có cảm giác chóng mặt với các biểu hiện như: lâng lâng, choáng váng thì đây là chóng mặt do những nguyên nhân khác không phải do rối loạn tiền đình gây nên.
  • Buồn nôn, nôn mữa
  • Mất thăng bằng: cảm giác lảo đảo đi không vững, xây xẩm

Ngoài ra người bệnh có thể gặp các triệu chứng khác như: hoa mắt, ù tai, khó tập trung, giảm khả năng chú ý.

3. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình là gì?

Khi có bất kỳ sự tổn thương nào đến hệ thống tiền đình sẽ gây ra chứng rối loạn tiền đình:

  • Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính
  • Viêm thần kinh tiền đình
  • Bệnh Ménière
  • Chấn thương đầu (thường sẽ gây ra chóng mặt tư thế kịch phát lành tính)
  • Viêm mê nhĩ
  • U não
  • Nhiễm trùng não
  • Xuất huyết não...

4. Đối tượng nào dễ mắc chứng rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đính có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Phần lớn người từ 40 tuổi trở lên có nguy cơ mắc chứng rối loạn tiền đình hơn những người trẻ do suy giảm chức năng một số cơ quan.

Theo một nghiên cứu gần đây về dịch tễ học ở Mỹ ước tính khoảng 35% người từ 40 tuổi trở lên đã trải qua một số cơn rối loạn tiền đình.

80% người từ 65 tuổi trở lên thường bị chóng mặt, trong đó chóng mặt do rối loạn ở hệ thống tiền đình chiếm khoảng 50%.

Nguy hiểm hơn, từ những năm 70 trở lại đây, hơn một ½ số ca tử vong do tai nạn ở người già là do các vấn đề liên quan đến, ngã do chóng mặt và mất cân bằng cân bằng.

Ở Việt Nam này cũng diễn ra tương tự. Bên cạnh đó, số người mắc chứng rối loạn tiền đình có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa. 

 

Đối tượng dễ mắc chứng Rối loạn tiền đình

 

5. Hậu quả của rối loạn tiền đình nếu không điều trị sớm

  • Giảm chất lượng cuộc sống
  • Té ngã gây chấn thương do cơn chóng mặt xảy ra thường xuyên hơn
  • Trường hợp rối loạn tiền đình có kèm cao huyết áp có thể gây xuất huyết não, tắt nghẽn mạch máu não, tai biến mạch máu não.

6. Phòng ngừa rối loạn tiền đình

Thay đổi lối sống

  • Ngủ đủ: Buổi trưa ngủ từ 15-30 phút, buổi tối ngủ từ 6-7 tiếng
  • Không thức khuya
  • Tránh làm việc lao lực: Khi ngồi làm việc khoảng 1 tiếng nên đứng dậy vận động để máu huyết lưu thông máu lên não được tốt hơn
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Không nên quay đầu đột ngột hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh
  • Giảm căng thẳng, lo âu

Thay đổi chế độ ăn uống

  • Hạn chế rượu bia
  • Không hút thuốc lá
  • Ăn uống lành mạnh, đầy đủ vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Rối loạn tiền đình do nhiều nguyên nhân gây nên, vì vậy khi có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tổn thương tiền đình, người bệnh cần đến gặp và điều trị đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý điều trị.

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7297064/

https://www.youtube.com/watch?v=uW44xb0EJXo&t=3718s

https://www.youtube.com/watch?v=zipoDi0qUlQ&t=572s