Rối Loạn Tiền Đình Có Thể Điều Trị Khỏi Hẳn Được Không?

Rối Loạn Tiền Đình Có Thể Điều Trị Khỏi Hẳn Được Không?

Rối Loạn Tiền Đình Có Thể Điều Trị Khỏi Hẳn Được Không?

Rối Loạn Tiền Đình Có Thể Điều Trị Khỏi Hẳn Được Không?

Rối Loạn Tiền Đình Có Thể Điều Trị Khỏi Hẳn Được Không?

BỆNH RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH

CÓ THỂ ĐIỀU TRỊ KHỎI HẲN ĐƯỢC KHÔNG?

 

Bệnh rối loạn tiền đình đeo bám dai dẳng và có thể tái phát bất cứ lúc nào, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc và sinh hoạt của người bệnh. Vậy bệnh rối loạn tiền đình có điều trị khỏi hẳn được không và làm sao để ngăn ngừa bệnh tái phát.

 

1. Bệnh rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Bệnh rối loạn tiền đình có thể chỉ xuất hiện vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài lâu hơn. Mặt khác, bệnh có nguy cơ tái đi tái lại nhiều lần. Các cơn chóng mặt do rối loạn tiền đình không phải là vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe. Tuy nhiên khi cơn chóng mặt đến đột ngột nếu người bệnh không có cách xử lý kịp thời có thể té ngã và gây trầy xước, gãy xương, chấn thương ở đầu nếu va đập mạnh vào vật cứng.

Ngoài ra chóng mặt thường xuyên sẽ gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt và công việc hàng ngày, ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần người bệnh. Nguy hiểm hơn, nếu bệnh không được điều trị sớm và đúng cách có thể để lại biến chứng nguy hiểm là đột quỵ do máu lên não kém.

Bệnh rối loạn tiền đình 

2. Bệnh rối loạn tiền đình có chữa khỏi được không?

Bệnh rối loạn tiền đình tuy dai dẳng và tái phát nhiều lần nhưng có thể điều trị khỏi hẳn nếu người bệnh điều trị đúng và tích cực. Bạn không nên tự ý mua thuốc điều trị và một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ khiến bệnh trầm trọng hơn. Việc điều trị bằng các phương pháp truyền miệng cũng cần cân nhắc vì không phải cách điều trị nào cũng đúng và có hiệu quả. Vì vậy, người bệnh nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị bệnh.

3. Làm gì để tránh bệnh tái phát sau điều trị?

Để tránh bệnh tái phát sau điều trị, ngoài việc dùng thuốc điều đặn theo chỉ dẫn của bác sĩ, bạn cũng cần có chế độ tập luyện thường xuyên, ăn uống phù hợp và tuân thủ theo các lời khuyên sau đây:

  • Duy trì tập luyện đều đăn: bạn nên chọn những bài tập nhẹ nhàng với đốt sống cổ để giúp khí huyết lưu thông, cải thiện tình trạng thiếu máu lên não. Nên vận động cơ thể thường xuyên, tránh ngồi lâu một chỗ, tốt nhất nên đi bộ từ 30-60 phút mỗi ngày.
  • Người bệnh nên tích cực điều trị các bệnh mãn tính gây ra rối loạn tiền đình như: huyết áp thấp, huyết áp cao, tăng mỡ máu,…theo lời khuyên của bác sĩ.
  • Người bệnh nên hạn chế tối đa rượu bia, uống đủ nước mỗi ngày.
  • Đối với người cao tuổi nên tắm bằng nước ấm trong buồng kín và giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh.
  • Những bệnh nhân có kèm bệnh mỡ máu, xơ vữa động mạch cần kiêng thức ăn nhiều dầu mỡ và nhiều muối.

4. Flibga – Thuốc điều trị chóng mặt do rối loạn tiền đình

Thuốc Flibga chống say tàu xe

Flibga là một trong số thuốc điều trị chóng mặt do rối loạn tiền đình được dùng phổ biến. Flibga là sản phẩm duy nhất và đầu tiên tại Việt Nam có thành phần chính là Meclizine – Đây là một hoạt chất kháng histamin được sử dụng để giảm chóng mặt và mất thăng bằng do các vấn đề liên quan đến rối loạn tiền đình. Ngoài ra, nó còn có tác dụng ngăn ngừa và điều trị buồn nôn, nôn và chóng mặt do say tàu xe.

Khi bị chóng mặt, bạn có thể dùng ngay Flibga theo liều lượng khuyên dùng để làm giảm cơn chóng mặt nhanh chóng, hạn chế rủi ro té ngã và tránh gây mệt mỏi kéo dài.

Chỉ định – Liều lượng

Thành phần:

Mỗi viên nén có chứa Meclizine hydrochloride: 12,5mg, 25mg, 50mg.

Chỉ định:

  • Điều trị buồn nôn, nôn và chóng mặt liên quan đến say tàu xe.
  • Điều trị chóng mặt liên quan đến các bệnh ảnh hưởng hệ thống tiền đình.

Liều lượng:

  • Chóng mặt: 25 – 100mg/ngày, chia làm 2 lần/ngày, tùy theo đáp ứng lâm sàng.
  • Say tàu xe: 25-50mg/ngày, nên uống trước 1 giờ khi bắt đầu cuộc hành trình. Sau đó, lặp lại liều mỗi 24 giờ.

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK470308/

https://www.webmd.com/brain/benign-paroxysmal-positional-vertigo