Vì Sao Có Người Dễ Bị Say Xe, Người Thì Không?

Vì Sao Có Người Dễ Bị Say Xe, Người Thì Không?

Vì Sao Có Người Dễ Bị Say Xe, Người Thì Không?

Vì Sao Có Người Dễ Bị Say Xe, Người Thì Không?

Vì Sao Có Người Dễ Bị Say Xe, Người Thì Không?

VÌ SAO CÓ NGƯỜI DỄ BỊ SAY XE, NGƯỜI THÌ KHÔNG?

 

Say tàu xe là tình trạng nhạy cảm với chuyển động mà bất kỳ ai cũng có thể gặp phải. Tuy nhiên một số người rất dễ bị say tàu xe, thậm chí là say nặng. Nhưng cũng có người chưa bao giờ bị say tàu xe, tại sao lại như vậy?

 

1. Tại sao một số người bị say tàu xe và những người khác thì không?

Thông thường có một số người rất dễ nhạy cảm khi khi đi tàu, xe, máy bay hoặc tham gia các trò chơi gây choáng váng, chóng mặt và buồn nôn. Nhưng có một số người lại chưa bao giờ bị say tàu xe. Câu hỏi này hiện nay vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng một số người bị say tàu xe sẽ bị nhạy cảm hơn với sự bất hòa giữa những gì cơ thể đang cảm nhận và những gì đang diễn ra về chuyển động.

Tuy nhiên theo quan sát, tình trạng say tàu xe sẽ phổ biến hơn ở các đối tượng sau:

  • Phụ nữ thường dễ bị say tàu xe hơn nam giới.
  • Trẻ em: chứng say tàu xe bắt đầu vào khoảng 6 tuổi và đạt đỉnh điểm ở tuổi 9, sau đó có thể giảm dần do thói quen nếu thường xuyên di chuyển bằng tàu, xe.
  • Bệnh nhân bị rối loạn tiền đình, bệnh Ménière (rối loạn thính lực) và chứng đau nửa đầu.
  • Phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt và đang mang thai.
  • Đi tàu xe trong tình trạng sức khỏe mệt mỏi, đang đói, thiếu ngủ,…

Phụ nữ dễ gặp chứng say tàu xe hơn nam giới

2. Làm thế nào để giảm say tàu xe?

Để phòng tránh hoặc giảm nhẹ mức độ say tàu xe có thể thực hiện theo một số cách sau:

  • Chọn vị trí ngồi trên phương tiện di chuyển:
  • Trên thuyền: chọn ngồi ở giữa khoang thuyền hoặc ở phía đầu thuyền
  • Trên máy bay: chọn chỗ ngồi ở giữa máy bay, vị trí tốt nhất là ngồi gần cửa sổ.
  • Trên tàu hỏa: chọn vị trí ngồi phía trên khoang tàu, mặt hướng về phía tàu di chuyển và ngồi cạnh cửa sổ.
  • Trên xe khách: chọn vị trí ngồi phía trên gần tài xế và gần cửa sổ.
  • Mắt luôn nhìn thẳng về phía trước: tập trung nhìn vào một điểm tĩnh (ví dụ như nhìn vào đường chân trời) hoặc nhìn ra xa. Không nên đọc sách, báo hoặc sử dụng điện thoại khi đang di chuyển.
  • Tránh lắc lư đầu, nằm hoặc ngồi tựa vào lưng ghế
  • Không hút thuốc lá và uống rượu bia trước và trong khi di chuyển.
  • Tránh mang thức ăn có mùi mạnh
  • Sử dụng gừng, vỏ quýt, vỏ bưởi: ngậm 1 lát gừng, uống trà gừng, ăn kẹo gừng hoặc ngửi vỏ quýt, vỏ bưởi sẽ giảm cảm giác buồn nôn.
  • Ăn nhẹ trước khi di chuyển, không nên ăn quá no và không nhịn đói.
  • Sử dụng thuốc chống say tàu xe Flibga:

Đối với những ai bị say tàu xe không quá nặng, bạn có thể thực hiện một số mẹo nêu trên. Tuy nhiên nếu bạn là người thường xuyên bị say tàu xe nặng, bạn cần dùng đến các sản phẩm hỗ trợ, chẳng hạn như thuốc chống say tàu xe để đảm bảo chuyến đi không quá mệt mỏi và giữ được sức khỏe khi kết thúc hành trình.

Điều cần lưu ý là bạn nên lựa chọn thuốc chống say tàu xe ít mang lại tác dụng phụ, để tránh tình trạng cơ thể lâng lâng, mệt mỏi, buồn ngủ, rối loạn tiêu hóa,… mặc dù đã kết thúc chuyến đi.

3. Flibga – Sự lựa chọn thông minh giúp chuyến đi được trọn vẹn hơn

Thuốc chống say tàu xe Flibga

Flibga là thuốc chống say tàu xe đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam có chứa thành phần Meclizine HCL – một hoạt chất hàng đầu trong điều trị say tàu xe, sản phẩm đảm bảo đáp ứng đủ 3 yếu tố: hiệu quả, an toàn, tiện lợi cho người dùng. Có Flibga, di chuyển trên những quãng đường xa sẽ không còn là nỗi ám ảnh.

Chỉ định – Liều lượng

Thành phần:

Mỗi viên nén có chứa Meclizine hydrochloride: 12,5mg, 25mg, 50mg.

Chỉ định:

  • Điều trị buồn nôn, nôn và chóng mặt liên quan đến say tàu xe.
  • Điều trị chóng mặt liên quan đến các bệnh ảnh hưởng hệ thống tiền đình.

Liều lượng:

  • Chóng mặt: 25 – 100mg/ngày, chia làm 2 lần/ngày, tùy theo đáp ứng lâm sàng.
  • Say tàu xe: 25-50mg/ngày, nên uống trước 1 giờ khi bắt đầu cuộc hành trình. Sau đó, lặp lại liều mỗi 24 giờ.

 

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/cold-and-flu/ear-infection/motion-sickness

https://www.verywellhealth.com/seven-things-you-dont-know-about-motion-sickness-1192151

https://www.healthline.com/health/motion-sickness-remedies

https://www.thehealthy.com/ear-nose-throat/motion-sickness-cause/